Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, thuật ngữ ODM và OEM đóng vai trò quan trọng khi nhắc đến quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Cả hai thuật ngữ này đều liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm mỹ phẩm, nhưng lại có những khía cạnh và ý nghĩa riêng biệt. Sự khác biệt giữa ODM và OEM không chỉ nằm ở quyền sở hữu thương hiệu, mà còn ở mức độ kiểm soát và sáng tạo trong quá trình sản xuất. Mỗi hình thức đều có ưu điểm riêng, tùy thuộc vào mục tiêu và chiến lược kinh doanh của từng công ty.
Nội dung chính
1. Tìm hiểu về OEM và ODM

ODM và OEM là hai từ ngữ viết tắt thông dụng mà bất cứ ai làm trong lĩnh vực công nghiệp mỹ phẩm đều nghe qua. Tuy nhiên OEM và ODM có khái niệm khá tương tự nhau nên thường xuyên bị nhầm lẫn qua lại. Cùng công ty sản xuất mỹ phẩm KBH Company tìm hiểu sự khác nhau giữa hai khái niệm này bên dưới.
1.1. Mỹ phẩm OEM là gì
OEM được viết tắt từ cụm từ tiếng anh Original Equipment Manufacturing (dịch: sản xuất sản phẩm gốc). Công ty OEM hay sản phẩm OEM là những công ty sản xuất ra sản phẩm bằng cách sử dụng những thiết kế cho một công ty khác. Sản phẩm này sau khi được hoàn thành sẽ được bán trên thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm sản phẩm.
Diễn giải một cách dễ hiểu hơn, các công ty OEM là những công ty sản xuất thay phần việc của công ty chính. Họ có máy móc và thiết bị, đảm nhận việc sản xuất theo bản thiết kế của đối tác cung cấp. Một ví dụ về OEM chính là sự hợp tác giữa một phòng lab chuyên nghiên cứu mỹ phẩm và một xưởng gia công mỹ phẩm. Phòng lab có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, trong khi đó các xưởng gia công chỉ cần làm theo công thức đã được nghiên cứu.
1.2. Mỹ phẩm ODM là gì
ODM là viết tắt của cụm từ tiếng anh Original Design Manufacturing hay còn được hiểu là công ty thiết kế gốc. Các công ty này chịu trách nhiệm nghiên cứu lại các kỹ thuật và thiết kế của một công ty khác hoặc một cá nhân khác theo đó xây dựng lại từ đầu thiết kế của sản phẩm.
Các công ty ODM sẽ giúp những bản thiết kế, công thức thô sơ về mỹ phẩm trở thành một công thức có thể áp dụng sản xuất được. Hiện nay có rất nhiều công ty ODM nổi lên, mỗi công ty lại có thể hợp tác với rất nhiều đối tác khác nhau, chi phối rất mạnh nền công nghiệp mỹ phẩm.
2. Sự khác nhau cơ bản giữa ODM VÀ OEM
Sau khi đọc qua khái niệm về ODM và OEM có lẽ bạn vẫn còn một chút lấn cấn về hai cụm từ này. Điều đó không quá khó hiểu khi các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này cũng hay bị nhầm lẫn.
Vậy sự khác nhau giữa ODM và OEM là gì? Đầu tiền các công ty OEM là những công ty tham gia trực tiếp, là đơn vị tạo ra sản phẩm. Ngược lại các công ty ODM lại là những nhà thiết kế công thức và không chịu trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm đó. Để thu hút được nguồn hàng lớn hơn các công ty ODM thường xuyên phải mua lại các thiết kế nguyên mẫu từ các công ty khác trên thị trường.
Các bản sao nguyên mẫu này có thể được đưa lên giao diện buôn bán của website như một sản phẩm thực đã được sản xuất. Điều này khiến nhiều người nhầm lẫn về các sản phẩm ODM. Một đặc trưng khác của các công ty ODM là họ chỉ đăng về sản phẩm mà không có hướng dẫn đặt mua, trái ngược hoàn toàn với các sản phẩm đã được sản xuất thực tế.
3. Ưu điểm và nhược điểm của ODM và OEM

Là 2 khái niệm quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, vậy ưu điểm của một công ty OEM so với một công ty ODM là gì. Hãy cùng KBH điểm qua một số lợi thế của hai hình thức công ty này dưới đây.
3.1. Ưu và nhược điểm của OEM
Như bạn đã biết, các công ty OEM là những đơn vị sản xuất sản phẩm hộ cho một công ty khác. Đây là một cách tuyệt vời để có thể nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường, tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Lợi thế chính của các công ty OEM đến từ chi phí và thời gian sản xuất ra sản phẩm được rút ngắn rất nhiều. Nhờ đó bạn có thể nhanh chóng chiếm lấy thị phần lớn, tạo ra lợi thế cạnh tranh sau này.
Nhược điểm chính của OEM chính là sự tương tác giữa bên thuê và công ty. Một bản công thức tóm tắt không đầy đủ hoặc một công ty OEM không có nhiều nhân viên kinh nghiệm có thể xảy ra nhầm lẫn trong quá trình sản xuất. Nếu không khắc phục kịp thời có thể dẫn đến tổn thất rất lớn cho công ty.
3.2. Ưu và nhược điểm của ODM
ODM là các công ty thực hiện nghiên cứu lại và đưa những ý tưởng của bạn thành một sản phẩm thực sự. Một công ty ODM uy tín có thể có đầy đủ các phòng ban từ nghiên cứu, làm thương hiệu, thiết kế bao bì cho một sản phẩm cụ thể. Vì vậy, làm việc với các công ty ODM thường tiêu tốn ít chi phí hơn so với các công ty OEM.
Tuy nhiên nhược điểm của mối quan hệ hợp tác với các công ty ODM là bạn chỉ đưa ra một ý tưởng hoặc một bản thảo thô về sản phẩm. Các công ty ODM sẽ là người thực hiện nó, vì vậy bạn thường không thể góp ý vào quá trình nghiên cứu đến sản phẩm cuối cùng. Điều này ngược lại có thể làm được khi hợp tác với các công ty OEM. Một vấn đề khác khi hợp tác với các công ty ODM đó là vấn đề bản quyền. Một khi công ty ODM nghiên cứu ra được thành phẩm cuối cùng họ có thể lấy cắp ý tưởng ban đầu và tiến hành sản xuất sản phẩm dưới thương hiệu của họ.
Tóm lại, ODM và OEM đều có những ưu nhược điểm riêng tách biệt hai hình thức này với nhau. Việc lựa chọn hợp tác với bất kỳ công ty ODM hay OEM nào cũng nên dựa tên độ uy tín và tính trách nhiệm của công ty đó. Xem thêm nhiều bài viết hữu ích khác về gia công mỹ phẩm trọn gói hay ODM và OEM, các sản phẩm làm đẹp tại website của KBH.