Quy định về bao bì mỹ phẩm cần LƯU Ý gì tránh xử phạt

Quy định về bao bì mỹ phẩm
Quy định về bao bì mỹ phẩm

Đối với mỹ phẩm, trong thiết kế bao bì ngoài chú trọng đến những giá trị thẩm mỹ thì cũng cần tuân thủ những quy định về bao bì mỹ phẩm như là vị trí nhãn mác, vị trí in thông tin sản phẩm, sao cho phải đầy đủ nội dung và phù hợp với bao bì. Bài chia sẻ dưới đây của Công ty gia công mỹ phẩm KBH sẽ giúp các bạn nắm kĩ hơn về các quy định trong bao bì của ngành mỹ phẩm.

1. Quy định về bao bì mỹ phẩm

quy định ghi nhãn mỹ phẩm
quy định ghi nhãn mỹ phẩm

Thiết kế bao bì mỹ phẩm là quá trình in ấn các nhác mãn, thông tin, thương hiệu,… của mỹ phẩm, được thực hiện ở công đoạn đóng gói chuẩn bị xuất xưởng. Để nhằm mục đích giúp khách hàng dễ nhận biết thương hiệu của mình và vượt qua khâu kiểm định khắt khe của cơ quan có thẩm quyền thì ngoài yếu tố thẩm mỹ bao bì mỹ phẩm phải chứa đầy đủ tất cả thông tin về dòng sản phẩm đó. Ngoài ra, phải đảm bảo về vị trí nhãn mác, chất liệu an toàn, ngày sản xuất, hạn sử dụng, nguồn gốc, ngôn ngữ…. theo đúng quy định về bao bì mỹ phẩm để cung cấp những thông tin liên quan về sản phẩm cho khách hàng.

2. Những nội dung quy định trên bao bì mỹ phẩm

Khi thực hiện thiết kế bao bì, đơn vị tiến hành xác định vị trí sau đó là kiểm tra lại nội dung đã đầy chưa theo quy định ghi nhãn mỹ phẩm, cuối cùng mới tiến hành in bao bì. Dưới đây là cụ thể những quy định về bao bì mỹ phẩm.

2.1. Tên và chức năng của sản phẩm

Về tên sản phẩm khi được in trên bao bì có thể là tên mới phát sinh, tên thương hiệu hoặc tên nhà sản xuất, hãng gia công. Chức năng sản phẩm được ghi rõ ràng, chi tiết, trung thực, đúng với những giá trị sử dụng thực tế mang lại.

2.2. Thông tin thành phần công thức trên bao bì sản phẩm

Trong quy định về bao bì mỹ phẩm, thông tin thành phần là phần quan trọng, được nhiều khách hàng quan tâm nên đơn vị sản xuất phải ghi rõ ràng hàm lượng của từng thành phần theo thứ tự giảm dần. Cùng với đó là sử dụng tên thành phần theo danh pháp quốc tế, đúng với yêu cầu của ASEAN Hiệp định mỹ phẩm.

2.3. Tên quốc gia sản xuất sản phẩm

Xưởng gia công mỹ phẩm đạt chuẩn phải sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng quốc gia để ghi một cách rõ ràng về nơi sản xuất, xuất xứ của mỹ phẩm. Ví dụ như là “Sản xuất tại: Hàn Quốc”.

2.4. Thông tin tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa mỹ phẩm ra thị trường

Nhà sản xuất cần ghi thông tin chi tiết, địa chỉ của cơ sở sản xuất và tên của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm công bố mỹ phẩm ra thị trường. Các thông tin phải ghi đầy đủ bằng tiếng Việt đúng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư.

2.5. Định lượng của mỹ phẩm

Cơ sở gia công, sản xuất phải cung cấp chính xác khối lượng, định lượng của mỹ phẩm trên một sản phẩm theo đúng quy định về bao bì mỹ phẩm. Khối lượng tinh của mỹ phẩm được đo lường bằng g hoặc kg, chất lỏng thì ml hoặc L. Ví dụ: “Thể tích: 500ml”

2.6. Số lô sản xuất

Nhằm mục đích nhận biết số lô sản phẩm, cho phép truy xét toàn bộ lai lịch sản phẩm bao gồm tất cả các công đoạn từ quá trình sản xuất đến kiểm tra chất lượng và phân phối lô sản phẩm. Thông tin về số lô sản xuất phải được ghi bằng số hoặc bằng chữ (có thể kết hợp cả số và chữ).

2.7. Ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng

Ngày sản xuất và hạn sử dụng giúp khách hàng, các đơn vị phân phối xác định được chất lượng sản phẩm tại thời điểm bán hoặc sử dụng. Quy định về bao bì mỹ phẩm buộc các đơn vị gia công mỹ phẩm phải ghi rõ ràng ngày tháng năm sản xuất, đối với những sản phẩm mất độ ổn định sau 30 tháng phải ghi thêm hạn sử dụng.

2.8. Lưu ý về an toàn khi sử dụng mỹ phẩm

Hiệp định mỹ phẩm ASEAN, phần phụ lục có đề cập đến vấn đề những lưu ý an toàn khi sử dụng mỹ phẩm là phần nội dung bắt buộc phải có trên tất cả các dòng mỹ phẩm. Những chú ý này có thể là điều kiện sử dụng hay là cảnh báo dành cho người dùng.

3. Lưu ý cách trình bày nhãn bao bì đúng quy định

Quy định về thiết kế bao bì mỹ phẩm
Quy định về thiết kế bao bì mỹ phẩm

Không những là những quy định về bao bì mỹ phẩm mà đơn vị sản xuất phải lưu ý những điều khoản trong cách trình bày nhãn mác, bao bì để tránh khỏi những vi phạm không đáng có ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.

Vị trí các nhãn mác trên bao bì mỹ phẩm

Trong Điều 4 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP đã có quy định, nhãn mác hàng hóa phải nằm ở vị trí có thể quan sát được, dễ dàng nhận biết, có đầy đủ nội dung mà không cần tháo rời các chi tiết hàng hóa. Trường hợp không được thì phải có nhãn mác bên ngoài với đầy đủ nội dung bắt buộc.

Kích thước, hình thức và các nội dung trên bao bì, đóng gói mỹ phẩm

Kích thước của sản phẩm được nhà sản xuất tự xác định, nhưng đảm bảo rằng, hình thức cách trình bày những nội dung phải dễ đọc, chính xác, trung thực và phản ánh đúng những tính năng của sản phẩm. Màu sắc của nội dung như chữ, nhãn mác, hình ảnh,… phải đảm bảo tương phản màu nền.

Ngôn ngữ được phép trình bày trên bao bì

Trong quy định về bao bì mỹ phẩm, đối với những sản phẩm lưu hành trong nội địa Việt Nam phải đảm bảo trình bày bằng Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh. Đặc biệt trình bày hoàn toàn bằng Tiếng Việt với những nội dung tại điểm b, đ, i khoản 1 Điều 18 trong “Quy định quản lý mỹ phẩm” thuộc Thông tư tháng 03 năm 2021.

Các nội dung khác trên bao bì

Ngoài những nội dung bắt buộc, nhà sản xuất có thể ghi thêm bất kì nào có liên quan đến sản phẩm với điều kiện không che khuất nội dung bắt buộc, không vi phạm pháp luật, không gây hiểu lầm, sai lệch về thông tin sản phẩm cũng như chức năng, bản chất sản phẩm.

4. Xử phạt như thế nào nếu sai quy định bao bì mỹ phẩm

Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và đảm bảo những quy định về bao bì mỹ phẩm sẽ được thực hiện đúng, tại Nghị định số 176/2013/NĐ-CP, Điều 52 có đưa ra những hình thức xử phạt hành chính cho các đơn vị, tổ chức cố tình hoặc vô tình vi phạm.

Doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức sẽ phải chịu mức phạt tiền từ 15.000.0000 đến 30.000.000 đồng đối với những vi phạm sau:

  • Không có đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật trên phần bao bì nhãn hiệu.
  • Không ghi rõ hoặc không có nguồn gốc xuất xứ trên bao bì.
  • Không trung thực khi ghi các tính năng, công dụng thực tế mà sản phẩm mang lại.
  • Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền hoàn toàn có thể bắt buộc tổ chức vi phạm phải tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm, đề nghị thu hồi các giấy tờ có liên quan đến kinh doanh mỹ phẩm như giấy công bố, giấy chứng nhận đạt chuẩn,…

>>> Xem thêm: Top nhà máy sản xuất mỹ phẩm hàng đầu Việt Nam

5. Công ty gia công mỹ phẩm KBH hỗ trợ thiết kế bao bì mỹ phẩm trọn gói

Công ty thực hiện đúng quy định nội dung bao bì mỹ phẩm
Công ty thực hiện đúng quy định nội dung bao bì mỹ phẩm

KBH Company là một trong những đơn vị hàng đầu trong gia công mỹ phẩm chất lượng cao, với các chứng nhận đạt chuẩn quốc tế và khu vực như tiêu chuẩn GMP, ISO. Ngoài ra, KBH sẵn sàng hỗ trợ những đối tác trọn gói dịch vụ từ gia công đến thiết kế bao bì đúng theo yêu cầu. Với cam kết đảm bảo đúng quy trình, sử dụng chất liệu an toàn và đạt toàn bộ yêu cầu trong quy định về bao bì mỹ phẩm do Nhà nước ban hành. Nhằm giúp thương hiệu mỹ phẩm của quý khách hàng mở thị phần và củng cố vị thế trên thị trường, KBH luôn đồng hành cùng đối tác trong tất cả các khâu từ gia công đến hoàn thiện và đóng gói, cho ra thành phẩm là những dòng mỹ phẩm hoàn hảo nhất đã qua chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm.

Vừa rồi chính là những quy định về bao bì mỹ phẩm mà các đơn vị phân phối cần đặc biệt lưu ý để tránh khỏi những vi phạm không đáng có. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp được quý khách hàng của KBH Company có thêm những kiến thức cần thiết cho hoạt động kinh doanh mặt hàng đặc biệt, giúp mang đến hạnh phúc cho mọi nhà là mỹ phẩm.