
Tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm là những quy định nghiêm ngặt và khắt khe về quy trình, nhà máy sản xuất mỹ phẩm. Hiện nay, tại Việt Nam một đơn vị mỹ phẩm muốn hoạt động và gia công như KHB Company thì bắt buộc phải có chứng nhận chất lượng CGMP – ASEAN và để lưu hành trong thị trường, thì sản phẩm có điều kiện cần là tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22716.
Nội dung chính
- 1. Tại sao mỹ phẩm cần đạt tiêu chuẩn chất lượng
- 2. Các tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm cơ bản
- 2.1. Tiêu chuẩn về thành phần sản xuất
- 2.2. Tiêu chuẩn về hình thức sản phẩm
- 2.3. Tiêu chuẩn về chất lượng/ kỹ thuật
- 2.4. Tiêu chuẩn về lý hoá
- 2.5. Tiêu chuẩn về độ an toàn
- 2.6. Tiêu chuẩn về bao bì đóng gói sản phẩm
- 2.7. Một số tiêu chuẩn khác
- 3. Tìm hiểu tiêu chuẩn GMP trong ngành mỹ phẩm
- 3.1. Chất lượng GMP là gì?
- 3.2. Tiêu chuẩn ISO 22716
- 3.3. Những lưu ý trong tiêu chuẩn GMP
- 4. KBH – Nơi chuyên gia công mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng
- 5. Các dòng sản phẩm được gia công tại KBH
1. Tại sao mỹ phẩm cần đạt tiêu chuẩn chất lượng

Một chủ đề khiến không ít người quan tâm, chính là những tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm để làm gì? Tại sao phải có những tiêu chuẩn khắt khe như vậy? Liệu rằng, có những tiêu chuẩn đó có giúp gì cho doanh nghiệp không? Hoàn toàn có thể hiểu được những thắc mắc này của các bạn, dưới công ty gia công KBH xin đưa ra một số quan điểm về lợi ích của tiêu chuẩn chất lượng:
- Tiêu chuẩn mỹ phẩm là điều cần để doanh nghiệp hoạt động, lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam. Nếu doanh nghiệp, tổ chức không có những chứng nhận về chất lượng sẽ có thể đối diện với những xử phạt của cơ quan có thẩm quyền, thậm chí là bị dừng hoạt động.
- Những tiêu chuẩn về mỹ phẩm được xem như là một bằng chứng rõ ràng nhất, uy tín nhất về chất lượng được các cơ quan nhà nước và chuyên gia trong ngành xác nhận. Bạn có thể công khai những chứng từ này với khách hàng, và họ có thể dựa vào đây cùng với trải nghiệm thực tế để xem xét và đánh giá chất lượng của sản phẩm.
- Tạo sự an tâm cho người trực tiếp sử dụng mỹ phẩm là những sản phẩm của doanh nghiệp.
2. Các tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm cơ bản
Sau đây những quy định, tiêu chuẩn của những ngành công nghiệp bào chế trong đó có mỹ phẩm được Chính phủ nước ta áp dụng (cập nhật năm 2020).
2.1. Tiêu chuẩn về thành phần sản xuất
Khi thực hiện gia công mỹ phẩm, các đơn vị sản xuất bắt buộc phải có bảng thành phần, gồm:
- Tính thể tích cụ thể cho một đơn vị sản phẩm hoặc một đơn vị khối lượng nhất định.
- Ghi rõ tên gọi của từng thành phần theo danh pháp quốc tế kèm theo tỷ lệ phần trăm của các thành phần có trong công thức bào chế.
- Phải nêu rõ những công dụng của mỗi thành phần nguyên liệu trong phạm sản phẩm.
Cấu trúc bảng như sau:
STT | Tên gọi của nguyên liệu | Tên khoa học | Tiêu chuẩn đã áp dụng | Tỷ lệ của thành phần | Công dụng |
2.2. Tiêu chuẩn về hình thức sản phẩm
Trong tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm, các đơn vị sản xuất cần phải lưu tâm về hình thức sản phẩm. Những sản phẩm phải có phần mô tả kỹ càng về trạng thái, hình dạng, mùi vị, sắc độ, màu sắc, độ đồng nhất của sản phẩm,….và những hình thức đặc trưng khác.
2.3. Tiêu chuẩn về chất lượng/ kỹ thuật
Trong quy định tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm về kỹ thuật và chất lượng, đơn vị gia công mỹ phẩm cần lưu ý những tiêu chuẩn dưới đây.
Tên chỉ tiêu: Phải ghi rõ tên tiêu chuẩn của mỗi thành phần cùng đơn vị tính.
Chất lượng: Ghi chính xác và rõ ràng các yêu cầu một cách cụ thể không để những từ ngữ mơ hồ như là không nhỏ hơn, lớn hơn, khoảng,…
Phương pháp thử:
- Ghi số hiệu tiêu chuẩn kiểm thử một cách rõ ràng, tóm tắt.
- Các phương pháp thử buộc phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, các tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn của quốc tế hiện hành.
- Trong trường hợp những phương pháp thử áp dụng chưa có văn bằng, tiêu chuẩn hoặc viện dẫn trong một số tiêu chuẩn khác thì phải trình bày phương pháp thử thành một phần riêng hoặc đơn vị có thể nêu phương pháp thử đó trong nội dung yêu cầu, hoặc trình bày trong phụ lục với điều kiện phải ghi rõ số tham chiếu và được thẩm định tại các Phòng thí nghiệm có chuẩn chất lượng GLP hoặc ISO/IEC 17025.
2.4. Tiêu chuẩn về lý hoá
Lý hóa cũng chính là một yếu tố quan trọng trong đánh giá tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm. Đối với tiêu chuẩn về lý hóa, đơn vị gia công phải làm rõ những đặc trưng cho từng dòng sản phẩm gồm các chỉ tiêu như là pH, độ ổn định, định tính, định lượng, độ đồng về thể tích, đồng đều khối lượng,….
2.5. Tiêu chuẩn về độ an toàn
Đặc biệt quan trọng trong các tiêu chuẩn kiểm định chính là độ an toàn của mỹ phẩm. Một dòng mỹ phẩm tốt buộc phải đảm bảo những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng mỹ phẩm về độ an toàn.
- Mức kích ứng da: Trong TCVN 7391-10:2007 ISO 10993-10:2020 (E) – Phần 10 – Mục 6.3 có quy định rõ ràng: Bắt buộc phải có thí nghiệm kiểm thử sự kích ứng trên da động vật.
- Kim loại nặng: Bắt buộc phải đáp ứng các Phụ lục (Annexes) trong bản mới nhất của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.
Bảng giới hạn các kim loại nặng (ACM THA 05 Testing Method):
STT | Chỉ tiêu | Giới hạn |
1 | Thủy ngân | Nồng độ thủy ngân tối đa được cho phép trong mỹ phẩm chính là 1 ppm (1 phần triệu) |
2 | Asen | Đối với asen trong mỹ phẩm không được vượt quá 5 ppm (5 phần triệu) |
3 | Chì | Những dòng mỹ phẩm không được chứa nồng độ chì vượt qua ngưỡng 20 ppm (hay là 20 phần triệu) |
- Chỉ tiêu về vi sinh vật: Cần đáp ứng những Phụ lục (Annexes) trong bản gần đây nhất của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.
Bảng giới hạn của vi sinh vật có trong mỹ phẩm (ACM THA 06 Testing Method)

2.6. Tiêu chuẩn về bao bì đóng gói sản phẩm
Trong tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm, bên cạnh những quy định về chất lượng sử dụng và thành phần, tiêu chuẩn bao bì đóng góp cũng là một yếu tố mà các đơn vị sản xuất mỹ phẩm cần lưu ý.
- Bao bì: Trên bao gói sản phẩm phải ghi rõ định lượng như thể tích thực, khối lượng tịnh, số lượng trên một đơn vị bao gói. Chất liệu làm bào gói cũng cần mô tả rõ.
- Nhãn mác: Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ ban hành Nghị định về nhãn hàng hóa; Thông tư 06/2011/TT-BYT Quy định về quản lý mỹ phẩm hiện hành khác của nhà nước.
- Vận chuyển: Nắm rõ những yêu cầu để đảm bảo chất lượng của sản phẩm xuyên suốt quá trình vận chuyển (nội dung này có thể có hoặc không).
- Bảo quản: Quy định về điều kiện bảo quản,thời gian cũng như là nơi bảo quản. Các đơn vị sản xuất mỹ phẩm cần đảm bảo nghiêm ngặt những quy định này.
2.7. Một số tiêu chuẩn khác
Ngoài ra, để đạt tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm cần đảm bảo những tiêu chí khác, có thể kể đến như là:
- Giới hạn các chất: Đảm bảo nồng độ, hàm lượng đúng theo quy định trong Phụ lục III (Annex III – phần 1) nếu công thức sản phẩm có sử dụng các chất hoặc bị lẫn dẫn đến phát sinh trong quá trình sản xuất.
- Quy định chất cấm: Không sử dụng các chất cấm trong mỹ phẩm (được quy định tại Phụ lục II – Annex II – phần 1)
- Chất bảo quản: Đảm bảo định lượng, hàm lượng chất bảo quản không vượt quá giới hạn quy định trong phần Phụ lục VI – Annex VI.
Bên cạnh đó, sau khi sản phẩm trình lưu hành trên thị trường, những cơ quan thẩm định có thể áp dụng thêm những chỉ tiêu bổ sung (ngoài TCCS) nhằm mục đích đánh giá kỹ hơn về chất lượng của mỹ phẩm.
>>> Xem thêm: Quy trình sản xuất son môi
3. Tìm hiểu tiêu chuẩn GMP trong ngành mỹ phẩm
Giống như một giấy phép thông hành trong ngành mỹ phẩm, tiêu chuẩn GMP giúp các doanh nghiệp và đơn vị gia công mỹ phẩm khẳng định được uy tín, chất lượng sản phẩm.
3.1. Chất lượng GMP là gì?

GMP là một tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý về an toàn chất lượng thực phẩm HACCP của Mỹ, nhờ quy trình kiểm định đặc biệt, đảm bảo được sự an toàn của sản phẩm mà dần dần được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Good Manufacturing Practices (GMP) sẽ gồm một bộ quy tắc, tiêu chuẩn thực hành gia công, sản xuất để đảm bảo vệ sinh và chất lượng cho thực phẩm trong đó có mỹ phẩm.
3.2. Tiêu chuẩn ISO 22716
ISO 22716 là tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm được đánh giá trên những nguyên tắc về khoa học nhằm sàng lọc những mỹ phẩm kém chất lượng. Tiêu chuẩn ISO 22716 đưa ra những hướng dẫn về chất lượng, mức độ an toàn của những chất được dùng trong thành phần mỹ phẩm. Ngoài ra ISO 22716 còn giúp chứng minh chất lượng, trình độ sản xuất mỹ phẩm chất lượng cao của đơn vị với khách hàng. Những cơ sở gia công mỹ phẩm đạt chuẩn cần phải tuân thủ những quy định và đảm bảo những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22716.
3.3. Những lưu ý trong tiêu chuẩn GMP
Trong tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm, bên cạnh những tiêu chuẩn về máy móc, kỹ thuật, trình độ và sự tuân thủ của con người cũng là một nhân tố quan trọng. Để mỹ phẩm của đơn vị đạt chuẩn chất lượng cao đội ngũ nhân viên cần phải được huấn luyện và đào tạo cả về kiến thức chuyên môn lẫn sự tính trách nhiệm với công việc nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn cho mỹ phẩm được sản xuất ra.
- Không gian sản xuất: Buộc phải giữ vệ sinh, làm sạch, thường xuyên bảo trì và bảo vệ sản phẩm.
- Trang thiết bị: Phải là những thiết bị có thiết kế phù hợp nhằm mục đích tránh nhiễm khuẩn cho sản phẩm cả trong những khâu vận chuyển và đóng gói. Các máy móc thiết bị cũng phải được bảo trì và vệ sinh thường xuyên.
- Nguyên liệu và vật liệu đóng gói: Phải kiểm định chất lượng bào bì và các nguyên liệu thô để bào chế mỹ phẩm, khâu này cần những người có trình độ chuyên môn cao.
- Quy trình sản xuất: Cần nắm bắt đúng quy trình, rà soát chất lượng, giữ an toàn cho sản phẩm và vệ sinh trong quá trình sản xuất.
- Bảo quản: Mỹ phẩm thành phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng, tuân thủ các yêu cầu và đảm bảo các yếu tố về điều kiện bảo quản, lưu trữ.
- Chất thải: Tránh gây hại cho môi trường thì đơn vị cần phải xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Ngoài ra, dòng chất thải không cản trở hoạt động xuất để hạn chế ô nhiễm mỹ phẩm.
4. KBH – Nơi chuyên gia công mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng

KBH Company là một trong những đơn vị hàng đầu tại Hồ Chí Minh trong việc gia công mỹ phẩm. Các nhà máy của KBH đã đạt các tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm như là GMP, ISO 22716. Khẳng định uy tín và chất lượng của sản phẩm trong từng khâu, quy trình gia công, KBH là đơn vị đồng hành tốt nhất giúp bạn chinh phục thị trường mỹ phẩm và phát triển thương hiệu của mình. Khi công tác với KBH, những đối tác sẽ nhận được những ưu thế cạnh tranh như:
- Thời gian gia công nhanh chóng nhưng đảm bảo đạt chuẩn khu vực ASEAN.
- Nguồn nguyên liệu được kiểm định chất lượng thông qua tiêu chuẩn GMP khắt khe và nghiêm ngặt.
- Sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển những dòng mỹ phẩm mới khẳng định thương hiệu riêng, mang lại sự khác biệt tạo lợi thế cạnh tranh lớn.
- Bao bì, nhãn mác được thiết kế độc quyền.
- Vận chuyển an toàn, đảm bảo chất lượng được bảo toàn.
>>> Xem thêm: Quy trình sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên đạt chuẩn C-GMP
5. Các dòng sản phẩm được gia công tại KBH
Hiện nay, KBH Company đang hỗ trợ gia công hơn 30 dòng mỹ phẩm khác nhau, dưới đây là một số dòng chủ đạo, tạo điểm nhấn lớn trong mắt khách hàng để các bạn tham khảo:
- Gia công sữa tắm
- Gia công sữa rửa mặt
- Gia công tẩy tế bào chết
- Gia công các dòng mỹ phẩm chuyên dụng cho tóc: các loại dầu gội, dầu xả,thuốc mọc tóc,…
- Gia công serum
- Gia công kem dưỡng da
- Gia công mặt nạ
Ngoài ra, sẽ có nhiều sản phẩm, nếu cần thêm thông tin chi tiết quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với hotline của KBH 02835350908.
Cuối cùng, KBH mong rằng sau những chia sẻ của mình về tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm đã có thể giúp các bạn có góc nhìn khách quan hơn về mỹ phẩm nói chung và đơn vị gia công mỹ phẩm chuyên nghiệp KBH nói riêng. Để liên hệ công việc hay trao đổi tư vấn thắc mắc về tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm hay dịch vụ quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp chuyên viên tư vấn qua hotline 02835350908.